Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự các bước chuẩn trong lễ hỏi của người Việt

rong lễ ăn hỏi, khi nào thì thắp hương bàn thờ tổ tiên, lúc nào ra mắt họ hàng nhà trai nhà gái hay bao giờ nhà gái lại quả cùng vô vàn thắc mắc khi tổ chức. Đừng lo lắng quá nhiều, cùng chúng tôi tìm hiểu trình tự các bước trong lễ ăn hỏi của người Việt nhé!

Lễ ăn hỏi là gì? Các khâu chuẩn bị cho đám hỏi

Lễ ăn hỏi (hay còn gọi theo cách hiện đại là lễ đính hôn) là nghi lễ truyền thống của nước ta. Thời điểm nhà trai mang những lễ vật, vật phẩm gọi là sính lễ sang bên nhà gái để hỏi cưới, xin dâu chính là đám hỏi.

Lễ hỏi là phong tục truyền thống, là nét độc đáo, nét văn hóa riêng biệt của Việt Nam. Bên gia đình nhà trai sẽ có chú rể, bố mẹ, ông bà nội ngoại và các thành viên ruột thịt trong gia đình chú rể là thành phần không thể thiếu. Cùng với đó sẽ là anh em trong họ hàng gần, thân thiết, bạn bè trong học tập công việc.

Và một đội bê tráp với số lượng tùy thuộc vào quy định của từng vùng miền và hai gia đình. Lưu ý, đội bê tráp phải là những người còn độc thân, nhỏ tuổi hơn chú rể.

Lễ ăn hỏi hiện đại, sang trọng
Lễ ăn hỏi hiện đại, sang trọng

Thành phần của nhà gái gồm: Cô dâu, ông bà nội ngoại, bố mẹ cùng các thành viên trong gia đình ruột thịt. Cũng giống như nhà trai, bên nhà gái cũng cần một đội đón sính lễ với số lượng tương ứng và cũng chưa dựng vợ gả chồng.

Thông thường các khâu chuẩn bị cho lễ ăn hỏi của cả hai nhà sẽ có:

– Trang phục ăn hỏi

– Không gian tổ chức của nhà gái

– Sính lễ của nhà trai chuẩn bị

– Phương tiện di chuyển đi đám hỏi

– Thợ chụp ảnh của đám hỏi

Trình tự các nghi thức trong lễ ăn hỏi của người Việt

Nhà trai mang lễ vật đến nhà gái

Đúng ngày lành tháng tốt đã định, nhà trai sau khi kiểm tra lại sính lễ thì tiến hành lên đường. Nhà trai cần tính toán cẩn thận thời gian di chuyển và những rủi ro, vật cản để đến nhà gái đúng như dự định,

Chào hỏi và nghi thức trao lễ vật giữa hai nhà

Theo truyền thống, nhà trai sẽ đi bộ thành đoàn mang sính lễ vào nhà gái theo thứ tự như sau: Đầu tiên là những người lớn tuổi, vai vế cao như ông bà, bậc cao niên trong gia đình rồi đến bố mẹ, chú rể, đội bê tráp cùng anh chị em họ hàng, bạn bè của chú rể.

Không gian, ánh sáng hài hòa trong lễ ăn hỏi

Tương tự vậy, nhà gái cũng sẽ là nhà bậc lớn tuổi, cao niên, cha mẹ, đội đón sính lễ cùng họ hàng để đón nhà trai. 

Tiếp theo nhà trai sẽ trao tráp cho bên nhà gái và từng đôi nam thanh nữ tú bê cùng một tráp sẽ trao nhau bao lì xì có tên là “trả duyên” theo phong tục của ông cha ta.

Quá trình thưa chuyện và xin cưới của nhà trai

Sau khi trao lễ vật, nhà trai sẽ được mời vào nhà để xơi trầu uống nước. Các bậc lớn tuổi, cha mẹ hai bên cùng cô dâu chú rể sẽ vào trong nhà còn khách khứa họ hàng sẽ được tiếp đón bên ngoài.

Nhà trai nhà gái sẽ giới thiệu những người đại diện của gia đình mình. Sau đó, nhà trai sẽ có một người đại diện đứng phát biểu đôi lời về lý do đến đây, giới thiệu sính lễ và nhận dâu nhận rể. 

Tiếp lời thì nhà gái sẽ có lời cảm ơn đến đằng trai và nhận lễ vật. Trước sự có mặt và chứng kiến của mọi người, mẹ cô dâu và người dẫn cưới có thể mẹ chú rể hoặc một người ở thế hệ tương đương sẽ mở các tráp.

Cô dâu ra mắt hai gia đình

Đúng theo nghi thức truyền thống, chỉ khi hoàn tất việc thưa chuyện của nhà trai thì cô dâu mới được cha mẹ hoặc chú rể đón ra chào hỏi hai bên. Cùng với chú rể, cô dâu sẽ đi rót trà mời họ hàng từ trong ra ngoài.

Cô dâu chú rể thắp hương bàn thờ gia tiên

Mẹ cô dâu sẽ lấy một phần sính lễ và lễ đen đặt lên bàn thờ tổ tiên. Sau đó, cô dâu chú rể cùng nhau thắp hương như để báo cáo ông bà tổ tiên trong ngày lễ trọng đại, đồng thời cũng để chúc phúc, phù hộ cho đám cưới và cuộc sống sau này của đôi uyên ương được hạnh phúc. 

Trò chuyện về đám cưới, chụp ảnh

Ngay sau khi cô dâu chú rể thắp hương tổ tiên xong, nhà trai nhà gái sẽ bàn bạc lại về giờ lành để đón dâu, rước dâu. Song song với đó, cô dâu chú rể có thể ra ngoài chụp ảnh cùng đội bê tráp, cùng gia đình, bạn bè. Đừng quên lưu lại từng phút giây hạnh phúc của lễ ăn hỏi nhé!

Lại lễ và kết thúc đám hỏi

Sau khi hương đã hết, nhà gái sẽ lại lễ vật cho nhà trai. Tuy nhiên, sính lễ không được tách bằng dao kéo sẽ mang lại điềm xấu cho hôn nhân. Chính vì vậy, hãy dùng tay để chia tất cả mọi lễ vật, vật phẩm và khi trả mâm quả phải đặt ngửa. Nhận lại tráp, thông thường nhà trai sẽ xin phép ra về chứ không ở lại dùng bữa và lễ ăn hỏi kết thúc.Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết về trình tự các nghi thức trong lễ ăn hỏi của người Việt. Chúc bạn

 

LIÊN HỆ: 038.966.9696
ZALO
GỌI BÁO GIÁ